BÙN THẢI NGÀNH MỸ PHẨM
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN ĐƯỢC ĐẦU TƯ LÂU DÀI

Ngành mỹ phẩm đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, từ các loại trang điểm và dưỡng da đơn giản trong thời kỳ cổ đại, đến các loại sản phẩm chăm sóc da phức tạp hơn trong thế kỷ 20. Hiện nay, thị trường mỹ phẩm đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và các xu hướng trong việc chăm sóc da và trang điểm đang được đưa ra liên tục. Song song với việc phát triển sản phẩm và đẩy mạnh thị trường, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái toàn cầu.

Vậy, mỹ phẩm có chứa những thành phần ra sao và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào, hãy cùng Kendensha Co., Ltd. tìm hiểu nhé.

1. THÀNH PHẦN CÓ TRONG MỸ PHẨM
THÀNH PHẦN CHÍNH CHỨC NĂNG NỒNG ĐỘ TRONG NƯỚC THẢI TÁC ĐỘNG
Paraben (Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben, Butylparaben) Là chất bảo quản trong mỹ phẩm để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. 0.5 - 5 mg/L Paraben có thể xâm nhập vào cơ thể qua da và ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết. Gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến động vật thủy sinh.
Phthalates Được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm để tạo độ dẻo cho nhựa hoặc là chất tạo mùi. 1 - 10 µg/L Phthalates là các chất gây rối loạn nội tiết, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển của động vật và con người.
Alkylphenols (APs) và Nonylphenols (NPs) Có trong các sản phẩm tẩy rửa, dầu gội, và sữa tắm 5 - 20 µg/L Là chất gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến các sinh vật thủy sinh, đặc biệt là trong quá trình phát triển sinh sản.
Chì (Pb) Có trong son môi và các sản phẩm trang điểm 0.1 - 5 µg/L Chì là một kim loại nặng có thể tích tụ trong cơ thể và gây ra các vấn đề về thần kinh và thận, đặc biệt đối với trẻ em.
Thủy ngân (Hg) Có trong các sản phẩm tẩy trang hoặc các sản phẩm chống lão hóa 0.05 - 0.5 µg/L Thủy ngân là một chất cực kỳ độc hại, có thể gây ra các bệnh về thần kinh, miễn dịch và tiêu hóa nếu xâm nhập vào cơ thể.
Cadmium (Cd) Thường có mặt trong các sản phẩm trang điểm như mascara hoặc phấn phủ 0.1 - 1 µg/L Cadmium là một kim loại nặng có thể gây ung thư, tổn thương thận và hệ thần kinh.
Hợp chất tạo mùi (Fragrances) Được sử dụng rộng rãi để tạo hương thơm. 5 - 100 mg/L Một số hợp chất tạo mùi có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng khi tiếp xúc. Gây ô nhiễm mùi trong nước và ảnh hưởng đến các sinh vật thủy sinh.
Phẩm màu tổng hợp (Synthetic Dyes) Dùng trong các sản phẩm như son môi, kem nền, hoặc các sản phẩm trang điểm khác 10 - 50 mg/L Các phẩm màu tổng hợp gây kích ứng da và mắt. Ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái nếu xâm nhập vào nguồn nước.
Các chất tẩy rửa (Surfactants)
Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Sodium Laureth Sulfate (SLES)
Làm sạch và tạo bọt trong các sản phẩm như dầu gội, sữa rửa mặt và sữa tắm 10 - 50 mg/L Các surfactants có thể làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến khả năng oxy hóa của nước và gây kích ứng da, mắt và hệ thống hô hấp.
Vi nhựa (Microplastics) Được sử dụng trong các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc sữa rửa mặt để tạo ma sát. 10,000 hạt/m3 Vi nhựa không thể phân hủy trong tự nhiên và có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây tác hại lâu dài cho động vật và con người.
Chất bảo quản (Formaldehyde) Được sử dụng như một chất bảo quản trong một số sản phẩm mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc tóc. Khoảng 0.1 - 1 µg/L Formaldehyde là một chất gây ung thư và có thể gây kích ứng đường hô hấp và da.

Các thành phần trong nước thải mỹ phẩm có thể gây hại cho động vật thủy sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Một số hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể động vật qua quá trình hấp thụ từ nước, gây ra các tác động tiêu cực như rối loạn nội tiết hoặc thay đổi hành vi. Ngoài ra, các thành phần trong mỹ phẩm có thể làm thay đổi độ pH của nước, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái trong các hệ thống thủy sinh. Khi nước thải mỹ phẩm thải ra môi trường, các hóa chất có thể tích tụ trong đất hoặc hệ thống nước ngầm. Điều này làm gia tăng khả năng ô nhiễm lâu dài và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho con người và động vật khi tiếp xúc với các nguồn nước bị ô nhiễm.

2. BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỸ PHẨM

Nước thải mỹ phẩm có thể chứa nhiều chất ô nhiễm với các nồng độ khác nhau. Mỗi loại chất ô nhiễm có mức độ độc hại và tác động khác nhau đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Do đó, việc xử lý nước thải mỹ phẩm cần được thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho môi trường và cộng đồng.

Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp xử lý nước thải mỹ phẩm phổ biến:

PHƯƠNG PHÁP ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Lọc cơ học Dễ thực hiện, chi phí thấp, không sử dụng hóa chất, có thể loại bỏ vi nhựa và cặn bẩn
  • Chỉ loại bỏ các tạp chất lớn và không hiệu quả đối với các chất hòa tan.
  • Không xử lý được các hóa chất độc hại hoặc vi sinh vật có trong nước thải.
  • Không phù hợp để xử lý nước thải chứa nhiều chất hóa học.
Xử lý hóa học (Oxy hóa, khử hóa)
  • Hiệu quả cao trong việc loại bỏ các hợp chất hữu cơ, hóa chất và vi sinh vật.
  • Có thể phá hủy hoặc chuyển hóa các chất độc hại thành các dạng an toàn hơn.
  • Phù hợp với nước thải chứa hóa chất, dầu mỡ.
  • Có thể gây ra sản phẩm phụ độc hại nếu không xử lý đúng cách.
  • Chi phí cao và yêu cầu sử dụng các hóa chất, đôi khi gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường.
  • Cần kiểm soát kỹ lưỡng quá trình để tránh ô nhiễm ngược.
Xử lý sinh học
  • Phương pháp thân thiện với môi trường, sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ.
  • Tốn ít năng lượng và chi phí vận hành thấp
  • Có thể xử lý được nhiều loại chất hữu cơ trong mỹ phẩm.
Cần thời gian dài để đạt hiệu quả, có thể không phù hợp với nước thải có nồng độ chất hữu cơ thấp
Lọc màng (Siêu lọc, thẩm thấu ngược)
  • Có khả năng lọc các hạt siêu nhỏ và các chất hòa tan hiệu quả.
  • Có thể loại bỏ vi sinh vật, vi nhựa và kim loại nặng.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả cao.
  • Chi phí đầu tư ban đầu và vận hành khá cao.
  • Cần bảo trì thường xuyên và có thể bị tắc nghẽn do các hạt cặn hoặc chất hữu cơ
  • Cần năng lượng lớn và có thể có các vấn đề về tái sử dụng màng lọc
Xử lý bằng vật liệu hấp thụ (Than hoạt tính, zeolite)
  • Hiệu quả cao trong việc loại bỏ các hóa chất độc hại, kim loại nặng và mùi
  • Thân thiện với môi trường, không tạo ra chất thải độc hại
  • Thường dễ dàng tái sử dụng hoặc tái chế
  • Cần phải thay đổi vật liệu hấp thụ sau một thời gian sử dụng, gây chi phí bảo trì.
  • Không thể xử lý hoàn toàn các chất hòa tan hoặc các hợp chất hữu cơ phức tạp.
  • Cần sử dụng vật liệu hấp thụ có chất lượng cao để đạt hiệu quả tốt.

Thông thường, đối với hệ sản xuất công suất nhỏ, sẽ lựa chọn một trong những phương pháp trên. Nhưng đối với những nhà máy có công suất cao, cần xử lý một lượng nước thải lớn mỗi ngày, sẽ tích hợp các phương pháp trên thành một quy trình công nghệ xử lý khép kín, đảm bảo xử lý được tất cả các yếu tố, thành phần phát sinh sau khi sản xuất, phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn xả thải môi trường.

Bên cạnh việc xử lý nước thải mỹ phẩm, chúng ta cũng không thể bỏ qua bùn thải – loại chất thải phát sinh từ quy trình xử lý nước thải, cần được thu gom và xử lý bằng biện pháp phù hợp.

SLIT SAVER SYSTEM – MÁY ÉP BÙN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CHO BÙN THẢI NGÀNH MỸ PHẨM

Do quá trình xử lý nguyên liệu cũng như xử lý nước thải dùng nhiều hóa chất, việc lựa chọn máy ép bùn cần cân nhắc thật thận trọng. Các yếu tố cần chú ý đến là: vật liệu, cấu tạo máy, độ ma sát của bùn thải và bề mặt vật liệu. Quan trọng nhất là độ ẩm sau xử lý và hiệu quả hoạt động của thiết bị. Nếu hiệu quả hoạt động tốt nhưng chi phí vệ sinh sau vận hành, bảo trì hằng năm quá lớn và cần đầu tư thay mới khi mới đưa vào sử dụng chưa đến 5 năm, cần cân nhắc kĩ khi đầu tư. Vào thời đại công nghệ 4.0 đang dần thay thế con người, yếu tố tự động hóa được ưu tiên khi lựa chọn thiết bị, và đó là điều máy ép bùn đa đĩa elip Slit Saver hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Kendensha Co., Ltd. tự hào là đơn vị cung cấp sản phẩm và dịch vụ xử lý bùn công nghệ tiên tiến và chất lượng từ Nhật Bản. Sản phẩm của chúng tôi tính đến năm 2024 đã bán được hơn 1400 sản phẩm, có mặt tại nhiều Quốc gia trên thế giới. Trong đó, chiếm ưu thế nhất là Slit Saver System – Máy phân tách lỏng rắn dạng con lăn elip với đặc điểm:

Bên cạnh đó, Slit Saver System còn nổi bật nhờ tích hợp ba cơ chế:

  • Cơ chế tách rắn – lỏng: thiết bị phân tách hai pha lỏng – rắn và cô đặc bùn đồng thời trong quá trình xử lý.
  • Cơ chế cô đặc bùn: giảm nồng độ bùn nhờ cơ chế trọng lực tự nhiên.
  • Cơ chế khử nước bùn: giảm hàm lượng nước trong bùn, từ đó làm giảm khối lượng bùn thải.

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về giải pháp xử lý bùn, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 028 3620 1809.