XỬ LÝ BÙN BÃ THẢI TRONG NGÀNH SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN
GIẢI PHÁP BỀN VỮNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thức ăn thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển trong việc nuôi trồng thủy sản. Quá trình sản xuất thức ăn thủy sản đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ và nghiên cứu để tạo ra sản phẩm giàu dinh dưỡng, giúp thủy sản phát triển tối ưu.
Thức ăn phải cung cấp đầy đủ protein, lipid, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Một số loại phổ biến trong nuôi trồng thủy sản gồm:

  • Thức ăn tự nhiên: tảo, động vật phù du, bùn và cặn bã
  • Thức ăn công nghiệp: cám nổi hoặc cám chìm, thức ăn viên, thức ăn viên nổi
  • Thức ăn tự chế: tôm, cá nhỏ, động vật thủy sản khác, thức ăn chế biến từ rau củ
  • Thức ăn bổ sung: vitamin và khoáng chất, omega 3, 6,…

Trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản, các công đoạn như nghiền, trộn, ép và tạo viên thức ăn sẽ tạo ra một lượng chất hữu cơ lớn trong nước thải. Ngoài chất hữu cơ, bùn còn chứa:

  • Chất hữu cơ: Từ nguyên liệu như bột cá, bột ngũ cốc, phụ phẩm động vật.
  • Chất ô nhiễm: Bao gồm kim loại nặng (như chì, thủy ngân) và các chất độc hại còn sót lại từ quá trình chế biến.
  • Vi khuẩn và vi sinh vật: Nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

Nếu bùn thải không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất, và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Do đó, việc tìm kiếm và áp dụng các phương pháp xử lý bùn thải rất quan trọng.

1. Các Phương Pháp Xử Lý Bùn Thải

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý bùn thải trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng, Việc lựa chọn phương án phù hợp phụ thuộc vào đặc tính bùn thải, quy định về Xử lý chất thải tại khu vực và chi phí của doanh nghiệp. Dưới đây là các phương pháp xử lý bùn thải phổ biến, được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam.

a. Phương pháp xử lý bùn bằng máy ép bùn

Máy ép bùn là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc giảm thể tích bùn thải, giúp tách nước, giảm độ ẩm, đồng thời tối ưu chi phí lưu trữ và vận chuyển.

  • Ưu điểm: Giảm thể tích bùn đáng kể so với các phương pháp khác, dễ dàng vận hành và bảo trì.
  • Hạn chế: Chi phí đầu tư cao, yêu cầu bảo trì định kỳ và nhân viên vận hành có kỹ thuật.

Các loại máy ép bùn phổ biến hiện nay gồm:

  • Máy khử nước tách ép bùn dạng đa đĩa elip Slit Saver
  • Máy ép bùn khung bản
  • Máy ép bùn trục vít đa đĩa
  • Máy ép bùn ly tâm

Trong đó, máy khử nước tách ép bùn dạng đa đĩa elip Slit Saver là thiết bị ứng dụng công nghệ hiện đại, giúp xử lý bùn sản xuất thức ăn thủy sản hiệu quả và tiết kiệm. Do đặc trưng của bùn cần xử lý có hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ bám dính, khi vận hành sẽ thường xuyên dẫn đến bùn cặn còn bám lên bề mặt hoạt động, tốn thời gian vệ sinh và ảnh hưởng quy trình xử lý phía trước. Vì vậy, Slit Saver là một lựa chọn phù hợp do các đặc điểm nổi bật như:

  • Chức năng tự làm sạch thông minh: Thiết kế vừa xử lý vừa làm sạch, loại bỏ nhu cầu rửa ngược, giúp đảm bảo và ổn định công suất xử lý. Chất bẩn không bám trên bề mặt xử lý, tránh gây tắc nghẽn và ùn ứ hệ thống.
  • Công nghệ tách ép bùn dạng đa đĩa elip hiện đại và độc đáo: Cấu tạo đơn giản, dễ dàng quan sát khi vận hành. Độ ẩm sau xử lý đạt 75 – 85%, phù hợp cho việc tái sử dụng bùn thành phân hữu cơ hoặc các mục đích khác.
  • Thiết kế nhỏ gọn: Tiết kiệm không gian lắp đặt, không chiếm nhiều diện tích, linh hoạt với nhiều không gian vận hành khiêm tốn.

Ngoài xử lý tách ép bùn, Slit Saver có thể ứng dụng tách bã thực phẩm (vây cá, mang cá, vỏ tôm,...) phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến; giúp thuận tiện cho quá trình thu gom và các công đoạn phía sau.

Đặc trưng máy khử nước tách ép bùn dạng đa đĩa elip Slit Saver
b. Phương pháp xử lý bùn bằng công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong bùn thải, chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất ít độc hại hơn, giúp cải thiện chất lượng bùn.

  • Ưu điểm: Thân thiện với môi trường, chi phí thấp hơn so với các phương pháp cơ học.
  • Hạn chế: Quá trình chậm và yêu cầu điều kiện môi trường hoạt động cho vi sinh vật ổn định.
c. Phương pháp xử lý bùn bằng công nghệ ủ bùn

Ủ bùn là phương pháp sử dụng khi cần tái sử dụng bùn thải, sản xuất phân bón hữu cơ. Phương pháp này ưu tiên dùng các vi sinh vật để phân hủy bùn thải trong điều kiện thiếu oxy, đảm bảo về thời gian và độ ẩm phù hợp. Đây là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường, tạo ra quy trình sản xuất khép kín, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Giảm thiểu chất thải, tạo ra phân bón hữu cơ có giá trị.
  • Hạn chế: Yêu cầu thời gian dài và diện tích thực hiện lớn để hoàn thành quá trình phân hủy, không phù hợp với lượng bùn quá lớn và độ ẩm cao.
d. Phương pháp sử dụng công nghệ lọc màng (Membrane Filtration)

Lọc màng sử dụng màng lọc để tách các thành phần bùn và các tạp chất khác, giúp giảm đáng kể lượng chất thải cần xử lý. Tùy vào kích thước hạt bùn mà lựa chọn màng lọc phù hợp. Thông thường, phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao do lọc được hạt bùn có kích thước từ rất nhỏ đến siêu nhỏ, phần bùn và nước sau xử lý có chất lượng khác rõ rệt với các phương pháp trên. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng công nghệ này khi cần tái sử dụng nước thải cho mục đích sản xuất (vệ sinh thiết bị) và khi bùn có kích thước quá nhỏ, không thể keo tụ.

  • Ưu điểm: Hiệu quả cao trong việc tách chất rắn, nước thải có thể tái sử dụng.
  • Hạn chế: Chi phí đầu tư và vận hành cao.
2. Các Giải Pháp Bền Vững Trong Ngành Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản

Ngoài các phương pháp trên, để giảm thiểu tác động tiêu cực của bùn thải đến môi trường, các công ty trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản nên áp dụng các giải pháp bền vững sau:

a. Tái sử dụng chất thải

Một giải pháp bền vững là tái sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn thủy hải sản. Bùn và bã thực phẩm phát sinh từ quá trình sản xuất thức ăn thủy sản chứa một lượng chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi rất lớn, có thể được sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp hoặc làm nguyên liệu cho các sản phẩm khác. Việc này giúp giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường, đồng thời tạo ra nguồn tài nguyên mới cho các ngành công nghiệp khác.

b. Sử dụng công nghệ tiên tiến

Thế giới hiện nay đang áp dụng tín chỉ carbon đối với các quốc gia, giúp đưa quy trình sản xuất trở nên nghiêm ngặt và đảm bảo tính an toàn cho môi trường hơn. Do đó, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý bùn và nước thải là rất cần thiết. Các phương pháp như sử dụng lọc màng, xử lý bằng sinh học và tách ép bùn đã được ứng dụng từ rất lâu, nhưng việc sử dụng công nghệ trong những phương pháp được kể trên là điều luôn được cân nhắc. Vì nếu sử dụng công nghệ không phù hợp, sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và con người rất lớn. Các vấn đề về kinh phí, thời gian, hiệu quả cũng từ đó ảnh hưởng theo.

c. Tuân thủ các quy định môi trường

Việc kết hợp linh hoạt giữa quy chuẩn môi trường và công nghệ xử lý sẽ giúp doanh nghiệp sớm đạt được cái chỉ tiêu cần thực hiện. Các công ty sản xuất nói chung và sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường do chính phủ và các cơ quan chức năng đưa ra, như vậy sẽ sớm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quy trình sản xuất bền vững, cân bằng về chất lượng sản phẩm lẫn môi trường.


Tóm lại, xử lý bùn thải trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết bằng các phương pháp bền vững và hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, sẽ giúp Quý khách hàng tìm ra được phương pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Trong tháng 3 này, Kendensha Co., Ltd. tiếp tục tổ chức thực hiện Chương trình Tư vấn xử lý bùn và vận hành thử nghiệm miễn phí máy ép bùn Kendensha Slit Saver. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 028 3620 1809