XỬ LÝ BÙN NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người, chủ yếu từ hộ gia đình, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện và các cơ sở công cộng. Loại nước thải này chủ yếu đến từ việc tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn, vệ sinh cá nhân và xả thải nhà vệ sinh.

THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT:

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật, các chất vô cơ, dầu mỡ và các chất thải rắn lơ lửng. Thành phần chính của nước thải sinh hoạt gồm:

1. Chất hữu cơ (BOD, COD):

  • BOD (Biochemical Oxygen Demand): Đây là nhu cầu oxy sinh học của nước thải, thể hiện lượng oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Nước thải sinh hoạt có nồng độ BOD thường khá cao, từ 100 đến 300 mg/L.
  • COD (Chemical Oxygen Demand): Đây là nhu cầu oxy hóa học của nước thải, thể hiện lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải. COD có thể lên đến 250–500 mg/L trong nước thải sinh hoạt.

2. Chất rắn lơ lửng (TSS): Chỉ số này đo lượng chất rắn không hòa tan trong nước. Các chất này có thể bao gồm bụi, mảnh vụn, xác động vật hoặc thực vật. Nước thải sinh hoạt thường có nồng độ TSS dao động từ 100 mg/L đến 500 mg/L.

3. Chất dinh dưỡng (N, P):

  • Nitơ (N): Nước thải sinh hoạt chứa các hợp chất nitơ, bao gồm amoniac và nitrat, có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Photpho (P): Nước thải cũng chứa photpho từ các nguồn như chất tẩy rửa, thức ăn, hoặc các chất thải hữu cơ.

Ngoài các thành phần trên, nước thải sinh hoạt còn có vi sinh vật (Coliform và E. Coli), dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt khác. Tuy nhiên, để đáp ứng điều kiện xả thải và xử lý đạt hiệu quả, các thành phần kể trên cần đạt chuẩn đầu ra theo QCVN 14:2025/BTNMT.

SLIT SAVER - THIẾT BỊ XỬ LÝ BÙN CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN

Trong quá trình xử lý nước thải, sẽ không tránh khỏi việc phát sinh bùn thải từ các giai đoạn khác nhau. Để xác định được lượng bùn sinh ra, cần nắm được bùn sẽ phát sinh ở những giai đoạn nào, có tính chất ra sao,... từ đó có phương hướng xác định việc có thể gộp chung hay phải tách riêng lẻ xử lý.

Theo QCVN 14:2025/BTNMT vừa ban hành thay thế cho QCVN 14:2008/BTNMT, có nhiều chỉ tiêu đã được sửa đổi và bổ sung. Trong đó TSS đầu ra phải đạt từ 30 – 70 mg/L, tùy theo lưu lượng và hình thức xả thải. Điều này cho thấy nồng độ TSS cần xử lý sẽ phải giảm thêm đến 30% so với trước đây. Đồng nghĩa với việc cần phải nâng cao hiệu quả xử lý bùn, cải thiện công nghệ vận hành, mới có thể đáp ứng được đầu ra theo quy chuẩn ban hành. Ngoài TSS, các chỉ tiêu chính khác như COD, BOD5, Coliform cũng được xem xét và thay đổi sao cho phù hợp với môi trường đang bị quá tải như hiện nay.

Hiểu được doanh nghiệp có rất nhiều đắn đo khi đầu tư một hệ thống xử lý, đặc biệt là khi môi trường được quan tâm nhiều hơn. Kendensha Co., Ltd. có cung cấp thiết bị phân tách lỏng rắn Slit Saver - công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, là thiết bị được ưu tiên cho các hệ xử lý bùn vì hiệu quả xử ổn định, tỷ lệ thu hồi bùn cặn cao.

Những ưu điểm nổi bật của Slit Saver:

  • Cấu tạo đơn giản và thông minh giúp thiết bị không bị tắc nghẽn trong quá trình sử dụng, giúp đảm bảo công suất và hoạt động ổn định.
  • Tích hợp ba cơ chế hoạt động: cơ chế tách rắn - lỏng, cơ chế cô đặc bùn, cơ chế khử nước bùn.
  • Hoàn toàn không cần rửa ngược, giúp tiết kiệm chi phí điện, nước, nhân công, và chi phí xử lý nước thải thứ cấp (phát sinh từ nguồn nước rửa ngược thiết bị)
  • Cơ cấu thiết bị được đơn giản và tối ưu, công suất tiêu thụ điện thấp nhất trong tất cả các dòng máy tách ép bùn.
  • Vận hành và bảo trì đơn giản, chi phí thấp

Nguyên lý hoạt động Slit Saver:

  • Bùn loãng sau khi được khuấy trộn tạo bông trong bồn phản ứng sẽ chảy tràn sang khu vực mặt lọc.
  • Khu vực mặt lọc gồm 2 phần, phần đầu có chức năng tách nước, phần sau có chức năng tách ép bùn khử nước.
  • Bùn sau khi được tạo bông sẽ chảy tràn vào khu vực tách nước, tại đây nước sẽ thoát qua các khe trên mặt lọc nhờ trọng lực tự nhiên, bông bùn giữ lại trên mặt lọc và được đẩy dần sang khu vực ép bùn bằng chính chuyển động quay của các con lăn elip. Tại điểm cuối khu vực tách nước, bùn sẽ đạt độ ẩm khoảng 90%.
  • Tại khu vực ép bùn khử nước, cơ cấu ép sẽ dần dần gia tăng áp lực để đẩy các phần nước còn lại trong bông bùn ra ngoài. Bông bùn vẫn tiếp tục được đẩy dần ra ngoài (đi qua khu vực ép bùn khử nước) nhờ cơ cấu con lăn elip đặc trưng. Sau quá trình ép bùn khử nước, bùn sẽ có độ ẩm khoảng 75-85%. TSS trong bùn lỏng ban đầu sẽ được tách ra với hiệu suất lên tới 98%.

Kendensha Co., Ltd. tự hào là đơn vị cung cấp máy phân tách lỏng rắn hiệu quả cao, đặc biệt là loại bùn thải có tính bám dính cao, bùn thải hữu cơ và bùn thải vi sinh.

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về giải pháp xử lý bùn,
Quý khách vui lòng liên hệ hotline (+84)8 3620 1809.