CÁCH TÍNH LƯỢNG BÙN SINH RA TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Khi xử lý nước thải, ngoài việc thiết kế hệ thống phù hợp, tính toán lượng hóa chất cần sử dụng, chúng ta không thể bỏ qua lượng bùn phát sinh – một trong những yếu tố quan trọng giúp người vận hành nắm được hiệu suất xử lý. Để tính được lượng bùn sinh ra, chúng ta cần nắm được bùn sẽ phát sinh ở những giai đoạn nào, có tính chất ra sao,... từ đó có phương hướng xác định phù hợp. Qua bài viết này, Kendensha sẽ chia sẻ với mọi người cách tính lượng bùn sinh ra bằng cách sử dụng phương pháp sau:
1. Bùn hóa lý hoặc dựa trên sự khác biệt TSS (Tổng chất rắn lơ lửng)
DS1 (kg/ ngày) = (TSS vào - TSS ra) x Qngày / 1000
Trong đó:
- TSS vào: Tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu vào (mg/L);
- TSS ra: Tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu ra (mg/L);
- Q ngày: Lưu lượng nước thải xử lý hàng ngày (m³/ngày).
2. Dựa trên lượng hoá chất sử dụng
DS2 (kg/ ngày) = Q ngày x lượng hóa chất
Trong đó:
- Q ngày: Lưu lượng nước thải xử lý hàng ngày (m3/ ngày)
- Lượng hóa chất: Lượng hóa chất keo tụ tạo bông sử dụng (g/ m3)
- Xút, axit: để điều chỉnh pH, đa số không sinh ra bùn nhưng đối với nước thải xi mạ gốc OH- trong xút sẽ tham gia vào phản ứng để tạo Hydroxit kim loại để kết tủa, lúc này bùn sinh ra sẽ phụ thuộc vào nồng độ kim loại.
- Hóa chất keo tụ: phèn sắt, phèn nhuôm (sử dụng nhiều), để xác định bùn sinh ra do hóa chất keo tụ cần làm thí nghiệm Jartest để xác định được lượng hóa chất sử dụng là bao nhiêu.
- Hóa chất tạo bông: Polymer (sử dụng ít thường 2 – 4 gam/ 1 m³ nước thải nên trong tính toán thường không được xem xét để đưa vào tính lượng bùn sinh ra).
3. Bùn sinh ra trong quá trình kỵ khí
Dựa vào nồng độ COD trong nước thải thông thường 1kg COD sinh ra 0.04kg DS
DS3 (kg/ ngày) = COD x 0.04
4. Bùn sinh ra trong quá trình hiếu khí
Dựa vào nồng độ BOD trong nước thải thông thường 1kg BOD sinh ra 0.5 kg DS
DS4 (kg/ ngày) = BOD x 0.5
Như vậy, tổng lượng bùn sinh ra trong hệ thống:
DS = DS1 + DS2 + DS3 + DS4
*Các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng bùn
- Loại hình hệ thống xử lý: Các hệ thống khác nhau sẽ tạo ra lượng bùn khác nhau
- Đặc tính nước thải đầu vào: Nồng độ chất ô nhiễm, TSS... ảnh hưởng đến lượng bùn sinh ra
- Hiệu suất xử lý: Hiệu suất xử lý càng cao, lượng bùn càng nhiều
- Các công thức trên chỉ mang tính chất ước lượng. Lượng bùn thực tế có thể khác biệt do nhiều yếu tố
- Nên tham khảo các tài liệu thiết kế, vận hành hệ thống hoặc chuyên gia để có tính toán chính xác hơn
- Việc lấy mẫu và phân tích nước thải định kỳ rất quan trọng để theo dõi và điều chỉnh quá trình xử lý
- Công nghệ tách ép bùn dạng đa đĩa elip hiện đại và độc đáo: Cấu tạo đơn giản nhưng độ ẩm sau xử lý đạt 75 – 85%, tối ưu thời gian vận hành.
- Thiết kế nhỏ gọn: Tiết kiệm không gian lắp đặt, linh hoạt với nhiều diện tích khác nhau.
*Lưu ý:
Sau khi xác định lượng bùn sinh ra, chúng ta cần xác định tính chất bùn tại từng giai đoạn xử lý có thể gộp chung hay phải tách riêng lẻ xử lý khác nhau, từ đó có phương án xử lý phù hợp.
Việc lựa chọn thiết bị xử lý bùn phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ bùn trong nước thải, lưu lượng bùn thải, yêu cầu về chất lượng bùn sau xử lý (tái sử dụng làm phân hữu cơ, thu gom cho mục đích khác,…) và chi phí đầu tư. Đối với nước thải có nồng độ bùn dao động liên tục cao và cần hiệu suất hoạt động ổn định, máy phân tách lỏng rắn Slit Saver hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu trên bởi những lý do sau đây:
Vào tháng 10 này tại Kendensha đang diễn ra chương trình " Tư vấn xử lý bùn và vận hành thử nghiệm miễn phí máy ép bùn Slit Saver " nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt mối băn khoăn về xử lý bùn và hiểu rõ hơn về đặc tính bùn thải.
Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại thông tin tại form dưới đây để có được Tư vấn xử lý bùn và Vận hành thử nghiệm miễn phí bạn nhé.
Link đăng kí Tư vấn và Vận hành thử nghiệm miễn phí: https://forms.gle/9Juh5msW5KUgdPcP6