XỬ LÝ BÙN THẢI NGÀNH DƯỢC PHẨM- BÀI TOÁN CẤP THIẾT TRONG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dược phẩm tại Việt Nam, vấn đề xử lý chất thải – đặc biệt là nước thải và bùn thải – đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các thành phần ô nhiễm trong nước thải dược phẩm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Để đảm bảo quá trình sản xuất an toàn, bền vững và tuân thủ đúng quy định pháp luật, các nhà máy cần áp dụng các giải pháp xử lý bùn thải hiệu quả và chuyên biệt cho ngành dược.

NGUỒN GỐC PHÁT SINH CỦA NƯỚC THẢI DƯỢC PHẨM

Nước thải trong ngành dược phát sinh chủ yếu từ:

  • Quá trình sản xuất: Bao gồm nước thải có chứa các hợp chất khó xử lý như các hợp chất chứa vòng β-lactams, các chất hoạt động bề mặt, thuốc thử, dung môi…
  • Quá trình vệ sinh: Rửa thiết bị, chai ống, vệ sinh khu vực sản xuất.

Nước thải sản xuất dược phẩm chứa nhiều thành phần hữu cơ và vô cơ bao gồm dung môi đã sử dụng, chất xúc tác, chất phụ gia, thuốc thử và một lượng nhỏ các chất trung gian, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt. Các thành phần này có khả năng ảnh hưởng đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Lượng kháng sinh tồn tại trong nước nếu hấp thụ trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến việc chữa trị khi nhiễm bệnh, ức chế hoạt động của các vi sinh vật. Bên cạnh đó, trong nước thải có chứa hàm lượng dầu mỡ cao và các hợp chất mạch vòng gelatin gây ảnh hưởng đến hoạt động của bơm trong hệ thống và hệ vi sinh ở bậc xử lý sinh học.
Do đó, để đảm bảo quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, các nhà máy cần có hệ thống xử lý nước thải sản xuất dược phẩm hoàn chỉnh. Đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM

Để xử lý hiệu quả nước thải sản xuất dược phẩm, thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

Xử lý sơ cấp:

Đây là bước đầu tiên nhằm loại bỏ các tạp chất dễ nhận biết về mặt vật lý. Cụ thể:

  • Lắng cặn – tách rác thô: Sử dụng bể lắng hoặc song chắn rác để loại bỏ cát, bùn cát, bao bì, rác hữu cơ…
  • Điều chỉnh pH: Dùng hóa chất trung hòa axit/kiềm để đưa nước thải về mức pH trung tính (~6.5–7.5), tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý sinh học kế tiếp.
    • Xử lý sinh học- phân hủy chất hữu cơ

      Giai đoạn này sử dụng vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ, giảm tải ô nhiễm:

    • Bể UASB (kỵ khí): Vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxy phân hủy các chất hữu cơ dễ bị phân hủy, làm giảm nhanh BOD, COD.
    • Bể Aerotank (hiếu khí): Vi sinh vật sử dụng oxy để tiếp tục xử lý các chất hữu cơ còn lại, đồng thời giúp ổn định chất lượng nước.
    • Bể Anoxic (nếu cần): Dùng trong trường hợp nước thải có hàm lượng Nitơ cao, giúp khử nitrat thông qua quá trình khử nitrat (denitrification).

    Xử lý nâng cao:

    Sau khi xử lý sinh học, nước thải sẽ tiếp tục được làm sạch sâu hơn:

    • Lọc tinh: Loại bỏ cặn lơ lửng, chất keo tụ còn sót lại.
    • Khử trùng: Sử dụng tia cực tím (UV) hoặc Clo/Hypochlorite để tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh, đảm bảo nước đạt chuẩn xả thải theo quy định hiện hành.
    TẠI SAO MÁY TÁCH ÉP BÙN SLIT SAVER PHÙ HỢP VỚI NGÀNH SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM?

    Trong các công đoạn xử lý nêu trên, tách ép bùn là bước quan trọng giúp giảm thể tích bùn, từ đó tiết kiệm chi phí vận chuyển và xử lý cuối cùng. Tuy nhiên, bùn thải trong ngành này có đặc tính đặc biệt: chứa nhiều dầu mỡ, hợp chất hữu cơ phức tạp và có độ bám dính cao. Do đó, không phải loại máy ép bùn nào cũng đáp ứng được yêu cầu xử lý hiệu quả, lâu dài.

    Loại máy Đăc điểm
    Máy phân tách lỏng rắn Slit Saver
    • Hiệu suất tách nước vượt trội lên đến 99%
    • Độ ẩm bùn sau khi ép 75 – 85%
    • Không rửa ngược, giảm nguy cơ tắc nghẽn, vận hành bền bỉ.
    • Phù hợp với bùn sản xuất sơn, chăn nuôi, thủy hải sản, bơ sữa, khu công nghiệp.
    • Thiết kế ít tiếp xúc, giảm mài mòn cánh elip, nâng cao tuổi thọ.
    • Tiết kiệm nước khi sử dụng vì không rửa ngược và dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng.
    Máy ép bùn ly tâm, trục vít
    • Hiệu suất tách nước thấp hơn, chỉ khoảng 80%.
    • Độ ẩm sau ép dao động từ 80–85%.
    • Bùn thường bám dính vào cánh vít, gây tắc nghẽn và cần vệ sinh thường xuyên.
    • Cánh dễ mòn do thời gian tiếp xúc lâu, giảm tuổi thọ thiết bị.
    Máy ép bùn băng tải, khung bản
    • Hiệu quả tách ép bùn sản xuất dược phẩm đạt 70 – 80%
    • Độ ẩm sau ép 85 – 90%
    • Bánh bùn dính vào mặt lọc, khó vệ sinh hoặc phải vệ sinh, thay mặt lọc thường xuyên.
    • Xử lý không liên tục do do bùn thải có tính bám dính cao, không tự rơi sau khi ép xong.
    • Không thể tách hết dầu ra khỏi bùn, đặc biệt là đối với các loại dầu có độ nhớt cao và phân tán mịn.

    Để được tư vấn, tìm hiểu thêm về giải pháp xử lý bùn cho ngành sản xuất dược phẩm và có cơ hội tiếp cận thực tế với máy ép bùn Slit Saver của Kendensha, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 028 3620 1809.